Hoàng hậu Nhật Bản Hoàng hậu Shōken

Hoàng hậu Miko rời cố đô Kyoto để khởi hành đến tân đô Tokyo vào ngày 8 tháng 11 năm 1869.[2] Trái với lệ thường, Thiên Hoàng Minh trị kiên quyết cho rằng Hoàng hậu và các cung nữ của bà phải cùng ông tham gia các buổi học về phương pháp trị quốc cũng như về các tri thức, văn minh của phương Tây.[3]

Kể từ năm 1886 trở đi, Hoàng hậu cùng các cung nữ của bà bắt đầu mặc các trang phục Tây phương khi xuất hiện trước công chúng, đồng thời bà còn tuyên bố rằng bộ trang phục truyền thống của phụ nữ trong Hoàng gia Nhật Bản không những không phù hợp với thời hiện đại, mà nó còn ít giống với bộ kimono thời cổ hơn là các trang phục phương Tây đương thời.[4]

Hoàng hậu đã tổ chức một buổi lễ đón tiếp phu nhân của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ulysses S. Grant khi Grant đến viếng thăm Nhật Bản, và tham gia trong buổi gặp giữa Grant với vua HawaiiKalākaua I vào năm 1881. Cùng năm đó, bà còn tham gia tổ chức lễ đón tiếp chuyến viếng thăm của các vương tôn con trai Thái tử Anh Edwardhoàng tử Albert Victor và hoàng tử George (sau này trở thành vua George V). Trong buổi đón tiếp này bà được các vương tôn Anh tặng hai con căngguru nhỏ của Úc làm vật nuôi.[5]

Ngày 26 tháng 1 năm 1886 Hoàng hậu cùng với Thiên hoàng đến Yokosuka, Kanagawa để xem hai chiếc tàu tuần dương mới của Hải quân Đế quốc Nhật BảnNaniwa and Takachiho biểu diễn phóng ngư lôi cùng các chức năng khác. Kể từ năm 1887 Hoàng hậu luôn luôn ở bên cạnh Thiên hoàng trong các buổi xuất hiện trước công chúng ví dụ như những chuyến thăm các trường học, công xưởng và cả các buổi duyệt binh hay diễn tập quân đội.[6] Khi Thiên hoàng Minh Trị lâm bệnh vào năm 1888, Hoàng hậu thay mặt Thiên hoàng tổ chức đón tiếp sứ thần Xiêm La, tham dự các buổi lễ hạ thủy các chiến hạm và đi thăm Trường Đại học Đế quốc Tokyo.[7] Năm sau (1889), Hoàng hậu cùng với Thiên hoàng Minh Trị đến thăm Nagoya và Kyoto. Khi Thiên hoàng tiếp tục chuyến viếng thăm các căn cứ hải quân tại KureSasebo, Hoàng hậu đến Nara để làm lễ viếng các đền thờ Thần đạo chính.[8]

Hoàng hậu không những tham gia tích cực các hoạt động từ thiện và ủng hộ việc phổ cập giáo dục cho nữ giới, bà còn là người lập ra Hội chữ thập Đỏ Nhật Bản trong cuộc Chiến tranh Giáp Ngọ (1894-95). Để đảm bảo hoạt động của Hội trong thời chiến lẫn thời bình, Hoàng hậu lập ra một tài trợ cho Hội chữ thập Đỏ quốc tế, về sau quỹ này mang tên là Quỹ tài trợ Hoàng hậu Chiêu Hiến. Hiện nay ngân sách quỹ cũng được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động thiện nguyện trên thế giới. Trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ, sau khi Thiên hoàng Minh Trị dời tổng hành dinh từ Tokyo về Hiroshima để thuận tiện trong việc điều hành chiến cục, Hoàng hậu cùng với hai cung nữ sủng ái của Thiên hoàng cũng đến Hiroshima vào tháng 3 năm 1895. Thiên hoàng đã phái bà đến quân y viện để thăm hỏi và động viên các thương binh nhằm nâng cao sĩ khí cho quân đội Nhật Bản.[9]